Có lẽ với văn hóa phương Tây ngày lễ Thất tịch còn khá xa lạ, nhưng trong văn hóa phương Đông ngày lễ này đã trở lên quá quen thuộc. Với người phương Tây, Ngày lễ Thất tịch còn được coi là ngày valentine của người phương Đông. Ẩn sâu trong ngày lễ này là một tình yêu đẹp của Ngưu Lang Chúc Nữ, họ yêu nhau nhưng con đường đến với nhau lại đầy khó khăn.
Hãy cùng TranhLibra tìm hiểu về câu chuyện đằng sau ngày lễ Thất tích nhé!
Ngày Lễ Thất Tịch Là Gì?
Ngày lễ Thất tịch theo văn hóa của người phương Đông được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Ngày lễ này còn được người phương Tây gọi là ngày valentine của người Đông Á. Lễ Thất tịch được dựa trên câu truyện cổ tích Trung Quốc về tình yêu của Ngưu Lang Chúc Nữ hay chính là mẩu chuyện ông Ngâu bà Ngâu.

Những năm gần đây, ngày lễ Thất tịch được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Ngày lễ này năm 2021 sẽ được diễn ra vào ngày 14 tháng 8 Dương lịch.
SỰ TÍCH LỄ THẤT TỊCH
Ngày xửa ngày xưa, có chàng Ngưu Lang chăm chỉ, tốt bụng, hiền lành trong một lần đi chăn trâu đã vô tình gặp nàng Chúc Nữ– con gái Thiên Hậu. Chúc Nữ là một nàng tiên xinh đẹp, dịu hiền, nết na. Ngưu Lang đã đem lòng thương mến nàng và sau đó bén duyên cùng nàng. Tình yêu của họ đã đơm bông kết trái khi nàng Chúc Nữ hạ sinh một bé trai và một bé gái dễ thương, xinh xắn. Bên nhau chẳng được bao lâu, nàng Chúc Nữ phải theo lệnh Thiên Hậu trở về trời. Nàng phải trở về để tiếp tục công việc dệt mây ngũ sắc đang dở dang. Nàng đành dứt áo ra đi, phải xa chồng con để trở về trời.

Ngưu Lang lúc ấy đã rất đau khổ và buồn bã, ngày ngày thương nhớ mong ngóng vợ trở về. Chàng đã quyết đình dẫn theo hai con lên đường đuổi theo Chúc Nữ. Tuy nhiên, khi đến sông Thiên Hà – làn danh giới giữa tiên giới và phàm nhân họ đã không thể vượt qua. Nhất định không từ bỏ, Ngưu Lang vẫn mong ngóng đợi chờ ở bên dòng sông. Từ đó bên cạnh dòng sông đã xuất hiện thêm một ngôi sao còn gọi là sao Ngưu Lang.
Cảm động trước tình yêu của Ngưu Lang dành cho con gái mình, Thiên Hậu đã cho hai người được gặp nhau vào đúng ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm. Hai người lại được đoàn tụ trên cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.
Vì Sao Ngày Lễ Thất Tịch Lại Mưa
Mặc dù được Thiên Hậu chấp thuận cho gặp gỡ nhưng thời gian gặp nhau lại ngắn ngủi. Cuộc gặp gỡ ấy đâu thể vơi hết được tháng ngày mong ngóng được gặp nhau của hai người. Nàng Chúc Nữ đã mang theo bao tâm sự, nỗi nhớ nhung chồng con cùng với nước mắt mỗi khi gặp Ngưu Lang. Những giọt nước mắt ấy khi rơi xuống trần gian đã tạo thành mưa ngâu. Vì vậy, vào ngày lễ Thất tịch hằng năm ta thường thấy xuất hiện mưa ngâu.
Ý Nghĩa Ngày Lễ Thất Tịch Ở Các Nước Phương Đông
4.1 Lễ Thất Tịch Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày lễ Thất tịch còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Vào ngày này các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa làm lễ cầu mong nhân duyên bền bỉ, sắc son. Trong ngày lễ Thất tịch, các cặp đôi thường đứng trên cầu cùng ngắm sao Ngưu Lang-Chúc Nữ và hẹn thề.

Trong Dân gian thường truyện miệng câu:
“ Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu
Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”
Câu dân gian này cũng xuất phát vì sự tích Ngưu Lang Chúc Nữ. Vào ngày này trời thường xuất hiện mưa ngâu, chính là nươc mắt của chàng Ngưu và Chúc Nữ mỗi lần gặp gỡ. Vào ngày này, các cặp đôi thường đến chùa cầu duyên, cầu một tình yêu son sắt, vững bền. Tương truyền rằng, nếu trời không mưa, chòm sao Ngưu Lang Chúc Nữ sẽ sáng vô cùng. Và những cặp đôi nào cùng ngắm chòm sao này trong đêm Thất tịch sẽ bên nhau mãi mãi.
4.2 Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản
Ở Nhật bản cũng có ngày lễ Thất tịch, và người dân nơi đây thường gọi ngày này là lễ Tanabata. Ngày lễ này tại Nhật Bản để kỷ niệm cuộc gặp gỡ giữa Orihime (Chức Cơ) tức sao Chức Nữ và Hikoboshi (Ngạn Tinh) tức sao Ngưu Lang.
Người Nhật tin rằng, khi họ viết mong ước lên những mảnh giáy Tanzaku sẽ đạt được nhiều mong muốn. Giấy Tanzaku là những tờ giấy đầy màu sắc dùng để viết ước nguyện. Sau đó họ sẽ treo nhưng tờ giấy ấy lên cành trúc trước nhà để cầu nguyện. Họ tin rằng Orihimi sẽ mang đến sự khéo léo và Hikoboshi sẽ mang đến cho họ mùa màng bội thu và sự thịnh vượng.

Lễ thất tịch ở nhật bản - TranhLibra
Và ở đất nước này, các đôi lứa yêu nhau cũng tin rằng tình yêu của mình sẽ vững bền khi đi chùa cầu duyên. Và với những người độc thân, đây được coi là một dịp để đi chùa cầu duyên tìm ý trung nhân.
Vào lễ Tanabata, tại các trường học sẽ tổ chức cho các em học sinh trang trí cho các cành trúc và treo những mảnh giấy có viết ước mơ của mình.
Vào ngày lễ này tại Nhật Bản ta sẽ thường bắt gặp những cột giấy Fukinagashi với 5 màu sắc đặc trưng. Đây chính là biểu tượng đáng nhỡ của Tanabata. Cột giấy ấy được ví như những sợi chỉ may vá của Orihime như là một vật trung gian mang lời thỉnh cầu của con người tới thần linh, tổ tiên.
4.3 Lễ Thất Tịch Ở Trung Quốc
Lễ Thất tịch và cầu chuyện tình yêu Ngưu Lang Chúc Nữ được bắt nguồn từ Trung Quốc. Ngày lễ này được coi là một lễ hội truyền thống nơi đây.

Lễ thất tịch - Ngày lễ tình yêu của người Trung Quốc
Vào ngày lễ này ở Trung Quốc họ thường ăn bánh xảo. Đây là một món ăn không thể thiếu vào ngày lễ này. Loại bánh này là sự kết hợp từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Các nguyên liệu chính là bột mỳ, đường, mật ong và mè đen. Sự kết hợp này cũng là mong muốn một tình yêu đầy ngọt ngào như đường như mật. Bánh xảo thường được các cô gái khéo tay nặn thành nhiều hình dáng xinh xắn.
Tại các hội chợ của Trung Quốc, vào ngày này sẽ bày bán những mặt hàng thủ công tự tay làm của các cô gái. Đây cũng là dịp để các cô gái tìm ý trung nhân.
4.4 Lễ Thất Tịch Ở Hàn Quốc
Tại Hàn Quốc, lễ Chilseok chính là ngày lễ Thất tịch. Đây là một lễ hội truyền thống của Hàn Quốc. Chilseok diên ra khi mùa mưa bắt đầu, nước mưa vào ngày này còn được gọi là nước Chilseok.
Người Hàn Quốc tin rằng, vào ngày này họ đi tắm để đem lại một sức khỏe tốt. Ngoài ra, vào lễ Chilseok họ sẽ ăn bánh nướng và mì. Ngày Chilseok được coi là dịp cuối cùng để thưởng thức những món ăn được làm từ lúa mì còn giữ được hương vị thơm ngon. Vì sau ngày này, những làn gió lạnh sẽ thổi về sẽ làm hỏng đi hương vị của lúa mì.
Tương Truyền Ăn Chè Đậu Đỏ Vào Ngày Lễ Thất Tịch Để Cầu Tình Duyên

Chè Đậu Đỏ - Lễ Thất Tịch
Ở Việt Nam, mọi người tin rằng ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch sẽ cầu được người như ý. Họ ăn chè đậu đỏ để cầu mong ai đang còn lẻ bóng sẽ gặp được người trong mộng. Và những cặp đôi đang yêu nhau sẽ có một tình yêu càng nồng đượm hơn. Tuy đây chỉ là một câu chuyền được truyền miệng như cũng rất được giới trẻ quan tâm và làm theo.